Giải mã “cơn sốt” ngành CNTT tại Việt Nam
24/11/2022Công nghệ thông tin (CNTT) vẫn không ngừng tạo nên những “cơn sốt” tại thị trường Việt Nam. Ngành học CNTT đem lại cơ hội phát triển với mức thu nhập “khủng” nhưng vẫn luôn trong tình trạng khan hiếm nguồn nhân lực. Nguyên nhân do đâu? Có cách nào để khắc phục? Đây là một bài toán khó đòi hỏi sự chung tay từ các tổ chức đào tạo, các doanh nghiệp và chính từ các nhân sự hiện nay.
“Khát” nguồn nhân lực CNTT
Trong kỷ nguyên số, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ đã len lỏi vào từng ngóc ngách của đời sống con người. Tại Việt Nam, mọi lĩnh vực từ sản xuất kinh doanh, giáo dục, y tế, kỹ thuật, giải trí… đều không thể phủ nhận tầm quan trọng và hiệu quả vượt trội của các thiết bị công nghệ, đặc biệt là CNTT. Bên cạnh đó, xu hướng mở rộng hoạt động kinh doanh của các công ty nước ngoài vào Việt Nam tạo ra nhiều cơ hội phát triển nhưng cũng đòi hỏi nhân sự chất lượng cao trong ngành công nghệ.
Theo Báo cáo về thị trường IT Việt Nam 2021 của TopDev, năm 2021 Việt Nam cần đến 450.000 nhân lực trong ngành CNTT, trong khi đó số lượng lập trình viên hiện tại mới chỉ đạt khoảng 430.000 người. Năm 2022 được kỳ vọng là năm của kỷ nguyên số hoá, các doanh nghiệp đang gấp rút chuẩn bị nguồn lực, đặc biệt là nhân lực, để đáp ứng được nhu cầu công nghệ, kỹ thuật của thị trường và của khách hàng. Theo chuyên gia công nghệ thông tin, PGS – TS Phạm Quang Hà cho biết, dự báo trong năm 2022, Việt Nam sẽ thiếu khoảng 150.000 nhân lực khi nhu cầu thị trường tăng lên đến 530.000 người.
Chính bởi sự khan hiếm này, ngành CNTT là một trong 5 ngành top đầu “hái ra tiền”. Mức lương nhân sự chủ chốt CNTT dao động từ 30-90 triệu đồng, riêng lương kỹ sư mới ra trường ở lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI) ở mức 1.000-2.000 USD/tháng.
Các tập đoàn lớn tại Việt Nam như Viettel, VNPT, Vingroup, Bkav… cũng liên tục tuyển nhân lực CNTT, đặc biệt là nhân lực công nghệ mới về AI, big data, máy học, cloud… nhưng số lượng nhân sự đáp ứng được nhu cầu cũng rất khiêm tốn. Sự thiếu hụt này xuất phát từ chênh lệch giữa trình độ của lập trình viên và các yêu cầu của doanh nghiệp. Theo thống kê, hiện nay chỉ có khoảng 16.500 sinh viên (chiếm gần 30%) trong tổng số gần 55.000 cử nhân chuyên ngành CNTT đáp ứng được đòi hỏi mà doanh nghiệp đề ra. Thị trường đang trong giai đoạn thực sự “khát” nhân lực CNTT.
Bài toán khó đến từ chất lượng nhân sự
Hiện nay có rất nhiều đơn vị đào tạo CNTT trên cả nước. Học sinh có nhiều cơ hội được tiếp cận với ngành học và cơ hội được làm việc tại các doanh nghiệp trong nước cũng như nước ngoài. Cùng với đó là hứa hẹn về mức thu nhập khủng, không lo thất nghiệp. Tuy nhiên, thực trạng mất cân đối giữa cung và cầu về nhân lực trong lĩnh vực CNTT vẫn đang tiếp diễn và rất có thể sẽ kéo dài nhiều thập kỷ nữa. Do đâu mà có đến hơn 70% sinh viên CNTT chưa đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp? “Dạy chay, thiếu kỹ năng” có lẽ là nguyên nhân gây nên tình trạng này.
Hiện nay, có đến hơn 150 trường đào tạo CNTT và rất nhiều trung tâm đào tạo, tuy nhiên các trường vẫn đang gặp phải vấn đề về chất lượng đào tạo. Sinh viên lên giảng đường học lý thuyết từ sách vở là chính, ít được trải nghiệm với các bài tập và tình huống thực tế. Sau nhiều năm ngồi trên ghế giảng đường, sinh viên chỉ nắm được các kiến thức cơ bản trong khi kỹ năng thực hành lại rất yếu. Vấn đề này một phần trách nhiệm thuộc về ý thức học tập của mỗi sinh viên. Tuy nhiên làm sao để đem lại hứng thú và những bài học bổ ích lại là trách nhiệm đến từ phía đơn vị đào tạo.
Bên cạnh đó, kỹ năng mềm cũng là điểm yếu “chí mạng” của nhân sự Việt Nam. Ngoại ngữ, khả năng tư duy, giao tiếp, quản lý thời gian, làm việc nhóm… đều là yếu tố cần thiết để giúp sinh viên IT gia nhập vào một công ty trên thị trường hiện nay. Tuy nhiên, những kỹ năng này lại chưa được người học và người đào tạo chú trọng ngay từ nhỏ. Vì thế, sinh viên ra trường vừa thiếu thực hành, lại vừa thiếu kỹ năng.
Doanh nghiệp thì đương nhiên muốn tuyển dụng người đã có kỹ năng và kinh nghiệm, chấp nhận chi trả mức lương cao để săn đón nhưng “cung vẫn không đủ cầu”. Tình trạng này khiến rất nhiều doanh nghiệp buộc phải chuyển hướng, tuyển dụng những sinh viên mới ra trường, hoặc nhân sự có trình độ thấp hơn trong lĩnh vực mình mong muốn. Song, hầu hết nhân sự dạng này đều cần quãng thời gian ít nhất từ 3-6 tháng để đào tạo lại trước khi bắt tay vào công việc.
Vậy liệu còn giải pháp nào tối ưu hơn cho doanh nghiệp và cho chính những nhân sự CNTT hiện nay?
Giải pháp nào cho “cơn khát” nguồn nhân lực CNTT?
Với sứ mệnh “Đào tạo công dân số – Kiến tạo xã hội công nghệ”, BKAPGROUP kiến tạo “Hệ sinh thái Giáo dục 4.0” đầu tiên tại Việt Nam. Hiểu được những khó khăn mà các doanh nghiệp cũng như khó khăn trong đào tạo ngành CNTT, tập đoàn đã nghiên cứu và triển khai các dự án “Đào tạo CNTT chuẩn Quốc tế”, góp phần giải quyết bài toán khan hiếm nguồn nhân sự chất lượng cao.
Tự hào sở hữu hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đào tạo Công nghệ thông tin, BKAPGROUP đã và đang nỗ lực tạo nên những thế hệ IT thành công trong tương lai. Khác với nhiều trung tâm đào tạo CNTT hiện nay, BKAPGROUP hiểu được để trở thành một công dân số toàn cầu, một nhân sự IT chuẩn quốc tế, chương trình đào tạo cần phải thay đổi.
Không chỉ cung cấp chương trình đào tạo CNTT cho các bạn sinh viên, BKAPGROUP còn đem đến cho các bạn nhỏ cơ hội được tiếp cận với nền tảng công nghệ từ sớm thông qua các khoá học công nghệ lập trình cho trẻ em. Dưới đây là các chương trình đào tạo của BKAPGROUP:
– BKAP APTECH (Bachkhoa-Aptech): Chương trình đào tạo Công nghệ thông tin chuẩn Ấn Độ
– BKAPNEXT: Dự án đào tạo Công nghệ lập trình cho trẻ em từ mầm non đến THPT
– BKAPEDU: Hệ thống đào tạo toàn diện Công nghệ thông tin cho sinh viên và người đi làm
– BTEC BKAP: Dự án Cao đẳng nghề Quốc tế nằm trong dự án giáo dục BKAPEDU
– BKAPUNI: Dự án đào tạo theo dự án dành cho các cán bộ viên chức, doanh nghiệp,… muốn nâng cao kỹ năng công nghệ
– IT- COACH: Dự án đào tạo Giảng viên Công nghệ thông tin
Chương trình và môi trường học tập tại BKAPGROUP có nhiều sự khác biệt, cụ thể:
– Mô hình học độc quyền HỌC TRƯỚC LÀM SAU
Đây là một mô hình có thể nói là chưa từng có tiền lệ trước đây tại tất cả các đơn vị đào tạo CNTT tại Việt Nam. Với mô hình này, có đến hơn 75% thời gian để sinh viên học thực hành, làm các dự án thực tế của doanh nghiệp thay vì chỉ học lý thuyết suông. Ngay từ khi nhập học, các bạn sinh viên đã được trải nghiệm thực tập tại các doanh nghiệp, đây là cơ hội phát triển tuyệt vời nhất mà mỗi sinh viên đều mong muốn. Học là phải làm được việc.
– Tiên phong trong phương pháp kiến tạo IT 4.0
Sinh viên được trang bị FullStack “Chuyên môn – Tiếng Anh – Kỹ năng mềm”. Đây là điều mà rất ít đơn vị đào tạo có thể làm được. Với BKAPGROUP, đào tạo là phải toàn diện, sinh viên phải được giáo dục toàn diện về cả “Đạo đức – Nghị lực – Trí tuệ – Phong cách sống và Khát vọng cống hiến”.
– Chương trình kiến tạo IT chất lượng cao, ứng dụng công nghệ trong đào tạo
Chú trọng các bài tập thực tế, tất nhiên trang thiết bị dạy học phải được đầu tư. Để kiến tạo hệ sinh thái giáo dục số, việc ứng dụng các nền tảng công nghệ là không thể thiếu sót.
– Bên cạnh đó, với hơn 20 năm kinh nghiệm trong đào tạo cùng đội ngũ giảng viên có chuyên môn thuộc top đầu, BKAPGROUP kỳ vọng sẽ giúp các bạn trẻ “chắp cánh ước mơ” tham gia vào thị trường nhân sự đầy niềm năng.
Giải quyết bài toán và “cơn sốt” ngành CNTT tại Việt Nam, các doanh nghiệp cùng các đơn vị đào tạo đang dần có xu hướng liên kết cũng đào tạo. Hy vọng trong thời gian tới, thị trường nhân sự IT tại Việt Nam sẽ dần tiến tới mức cân bằng, doanh nghiệp tuyển được nhân sự chất lượng, đồng thời nhân sự cũng tìm được nơi cống hiến xứng đáng với kỳ vọng.
BKAPGROUP – Đào tạo công dân số, Kiến tạo xã hội công nghệ
Minh Châu (TH)