Bật mí cơ hội việc làm ngành công nghệ thông tin

10/01/2023

Trong thời điểm cả thế giới chuyển mình, mọi lĩnh vực, mọi ngành nghề đều được số hóa, nâng cấp để thích nghi với thời đại. Cơn sốt ngành công nghệ thông tin (CNTT) đã và đang diễn ra trên mọi mặt của đời sống, ở hầu hết các quốc gia hiện nay. Với độ “hot” này, cánh cửa cơ hội việc làm ngành công nghệ thông tin có thật sự rộng mở cho các bạn khi theo đuổi?

cơ hội việc làm ngành công nghệ thông tin

Bạn đã biết gì về ngành Công nghệ thông tin?

Ngành Công nghệ thông tin là gì?

Hiểu đơn giản, ngành công nghệ thông tin là ngành sử dụng máy tính và phần mềm máy tính để chuyển đổi, lưu trữ, bảo vệ, xử lý, truyền và thu thập thông tin, dữ liệu cần thiết. Mục đích của khối ngành khoa học tổng hợp này nhằm phát triển khả năng sử dụng, sửa chữa, tạo mới hệ thống các thiết bị và máy tính bao gồm phần cứng, phần mềm để cung cấp giải pháp xử lý thông tin trên nền công nghệ cá nhân, tổ chức có yêu cầu.

Công nghệ thông tin học những gì?

CNTT, tất nhiên rồi, bạn sẽ cần nghiên cứu chuyên sâu về Khoa học máy tính, Công nghệ phần mềm, Kỹ thuật máy tính, Hệ thống thông tin, Mạng máy tính và truyền thông, An toàn thông tin mạng,… Phần kiến thức chuyên ngành này sẽ trang bị cho người học những kiến thức liên quan đến nghiên cứu phát triển, gia công hay ứng dụng hệ thống phần mềm; kiến thức về thiết kế, xây dựng, cài đặt, vận hành và bảo trì các thành phần của phần cứng, phần mềm của hệ thống máy tính và các hệ thống thiết bị dựa trên máy tính,…
Ngoài ra, là một dân IT, bạn cần trang bị cho mình những kỹ năng khác như: Kỹ năng tư duy logic, kỹ năng tư duy sáng tạo, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng quản lý thời gian,… để phát huy được hết khả năng và tiến xa hơn trong công việc.

Cơ hội việc làm ngành Công nghệ thông tin

Nhu cầu tuyển dụng nhân sự Công nghệ thông tin tại Việt Nam

Trong kỷ nguyên số, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ đã len lỏi vào từng ngóc ngách của đời sống con người. Tại Việt Nam, mọi lĩnh vực từ sản xuất giáo dục, kỹ thuật, kinh doanh, y tế, giải trí,… đều không thể phủ nhận tầm quan trọng và hiệu quả vượt trội của các thiết bị công nghệ, đặc biệt là CNTT. Bên cạnh đó, xu hướng mở rộng hoạt động kinh doanh của các công ty nước ngoài vào Việt Nam tạo ra nhiều cơ hội phát triển song cũng đòi hỏi nhân sự chất lượng cao hơn trong ngành công nghệ.

Theo Báo cáo về thị trường IT Việt Nam 2021 của TopDev, năm 2021 Việt Nam cần tới 450.000 nhân lực trong ngành CNTT, trong khi đó số lượng lập trình viên hiện tại mới chỉ đáp ứng được khoảng 430.000 người. Sự thiếu hụt nguồn nhân lực đã đưa CNTT trở thành một trong những ngành hot và có mức thu nhập “khủng” nhất hiện nay.

Mức lương đáng mơ ước của người học CNTT khi mới ra trường

Năm 2023 được kỳ vọng là năm bùng nổ của công nghệ số, các doanh nghiệp đang gấp rút chuẩn bị nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn lực CNTT chất lượng cao nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của thời đại. Theo nhận định của chuyên gia công nghệ thông tin, PGS.TS Phạm Quang Hà, trong năm 2022, Việt Nam thiếu khoảng 150.000 nhân lực khi nhu cầu thị trường tăng lên đến 530.000 người. Chính bởi sự khan hiếm này, ngành CNTT là một trong 5 ngành top đầu “hái ra tiền”.

Mức lương nhân sự chủ chốt CNTT có thể dao động từ 30-90 triệu đồng, riêng lương kỹ sư mới ra trường ở lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI) đã có mức lương khởi điểm từ 1.000 đến 2.000 USD/tháng. Sở dĩ mức lương của nhóm ngành CNTT cao hơn hẳn so với các ngành nghề khác là vì ảnh hưởng từ quá trình chuyển đổi số toàn cầu, tất cả các lĩnh vực đều cần đến nguồn lực chất lượng cao ngành CNTT. Cầu vượt quá cung, vậy nên mức lương IT có thể lên tới những con số cực kì “khủng”.

mức lương đáng mơ ước ngành cntt

Top 3 ngành có mức thu nhập cao nhất thị trường CNTT hiện nay là: Security, High Tech và Fintech. Trong đó, lĩnh vực Công nghệ cao – Hightech như AI, IoT, điện toán đám mây,… được coi là xu hướng bắt buộc từ năm 2021 và trong thời gian tới. Dựa trên những số liệu thu thập được, mức lương lập trình viên cao nhất (với các đối tượng có khoảng 3 năm kinh nghiệm) dựa theo công nghệ hiện đang thuộc về AWS với mức 1.752 USD/tháng, TensorFlows nằm trong khoảng 1.703 USD/tháng. Mức lương khi làm việc với các công nghệ cơ bản về phát triển web, hệ thống và thiết bị di động hiện vẫn đang giữ ở mức khá cao, như công nghệ lập trình bằng ngôn ngữ Python khoảng 1.290 USD/tháng, C++ ở mức 1.196 USD/tháng.

Theo ước tính Báo cáo thị trường IT Việt Nam 2021 của TopDev, trong khoảng 5 năm đầu tiên sau khi ra trường, mức lương của lập trình viên sẽ dao động trong mức 342 USD/tháng (fresher) đến dưới 1.161 USD/tháng với vị trí Senior. Từ sau 5 năm, mức lương sẽ phụ thuộc vào vị trí và chức vụ mà bạn đảm nhận ở công ty. CNTT thực sự là ngành có mức thu nhập đáng mơ ước.

Học công nghệ thông tin ra trường bạn làm gì?

Nhắc đến IT chắc hẳn mọi người sẽ nghĩ ngay đến các cụm từ như “website”, “lập trình viên”, “an ninh mạng”,… Tuy nhiên ngành công nghệ thông tin còn bao gồm cả lập trình game, các ứng dụng trên điện thoại,… và tất tần tật những thứ liên quan đến máy tính hay dữ liệu. Cơ hội việc làm ngành công nghệ thông tin thực sự rất rộng mở nếu bạn quyết tâm theo đuổi. Dưới đây là danh sách 8 công việc ngành công nghệ thông tin phổ biến nhất hiện nay mà bạn nên biết.

Lập trình Web (Web developer)

Công việc chính của một chuyên viên lập trình website là xây dựng, duy trì website. Khá nhiều nhà lập trình đều chọn tập trung vào phần mềm và cơ sở dữ liệu của website (back-end), nhưng cũng có một số khác làm việc với giao diện và thiết kế hình ảnh web (front-end) hoặc kết hợp cả front-end với back-end (full stack).

Người lập trình website có thể làm việc cho các công ty hay nhận việc tự do (freelancer). Cơ hội thăng tiến cho một lập trình web rất rộng mở, bạn có thể bắt đầu từ một chuyên viên phát triển web nhỏ, dần tiến lên chuyên viên cấp cao và nếu làm tốt rất có thể sẽ có nhiều cơ hội với mức thu nhập hấp dẫn hơn nữa.

Một số công việc cụ thể của một lập trình viên website như: Viết code bằng một hay nhiều ngôn ngữ lập trình hay lệnh (như PHP, JavaScript…), thiết kế nền tảng cho thành phần của một ứng dụng; giải quyết lỗi trong lúc kiểm thử hay từ người dùng phản hồi lại; kiểm tra các tính năng mới nhằm đảm bảo chúng thực hiện đúng nhiệm vụ trong mọi trường hợp; phối hợp, đóng góp cho các dự án mã nguồn mở (Open Source); xây dựng lại câu trúc và tối ưu hóa code đang tồn tại; xây dựng, duy trì cơ sở dữ liệu, cập nhật xu hướng và cải tiến web,…

Những yêu cầu cần trang bị khi trở thành một chuyên viên lập trình website bao gồm:

  • Kiến thức kỹ thuật trong các lĩnh vực như hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu, ngôn ngữ máy chủ, nền tảng ứng dụng website, bảo mật web và mã hóa.
  • Bằng cấp, giấy chứng nhận về chuyên môn về tin học, khoa học máy tính, kỹ sư phần mềm, thiết kế và phát triển web.
  • Kỹ năng cần thiết: Người làm công việc này cần chú trọng vào chi tiết, có tư duy logic, có khả năng làm việc độc lập và làm việc nhóm, phải chịu được áp lực cao, cường độ làm việc liên tục để hoàn thành công việc đúng deadline,…

Chuyên viên quản trị an ninh mạng (Cyber security specialist)

Một chuyên viên quản trị an ninh mạng phải luôn nắm rõ được những mối nguy hại đến an ninh thông tin hay dữ liệu của hệ thống phụ trách. Nhiệm vụ chính của những người này là phân tích những sai phạm an ninh có thể xảy ra hoặc đang xảy ra để sửa chữa:

Hỗ trợ tiền tuyến mạng lưới, bảo vệ thông tin tránh khỏi xâm phạm bằng cách phân tích nguy cơ tiềm tàng. Đưa ra những kế hoạch đối đầu, giải quyết những sự cố gặp phải, đưa ra cách thức đo lường bằng tường lửa hay mật mã hóa (encryption). Tự thử nghiệm thâm nhập, kiểm tra sơ hở, đề xuất giải pháp sửa chữa, vá lỗi. Thăm dò, kiểm tra toàn bộ hệ thống khi có dấu hiệu, nguy cơ xảy ra bất thường. Phối hợp với công an, cảnh sát, cơ quan thực thi bảo mật để tiến hành bao vây, đánh trả tội phạm, chủ mưu gây ra cuộc tấn công,…

Để theo đuổi ngành này, bạn có thể bắt đầu từ: Chuyên viên an ninh mạng đến Chuyên gia phân tích an ninh mạng (Cybersecurity Analyst)/ Kiểm thử bảo mật (Penatration Tester)/ Kiểm thử lỗ hổng (Vulnerability Tester),… cho tới Quản trị an ninh mạng (Cybersecurity Administrator)/ Kỹ sư an ninh mạng (Cyber Security Engineer),…

Học cntt ra trường làm gì

Lập trình viên Front-end (Front-end developer)

Lập trình viên Front-end là những người lập trình code, tạo nên giao diện của website, duy trì mọi thứ được kết nối một cách đúng đắn, thuận tiện cho người dùng và đảm bảo giao diện có thể chạy trên bất kỳ nền tảng hay bất kỳ trình duyệt nào. Con đường thăng tiến của công việc này cũng xuất phát từ những nhà lập trình nhỏ rồi dần đến chuyên viên cao cấp, giám đốc phát triển.

Một lập trình viên Front-end cần trang bị cho mình: Kiến thức chuyên môn về CSS (Cascading Style Sheets – Tập tin định kiểu theo tầng), HTML (Hypertext Markup Language – Ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản), ngôn ngữ lập trình Javascript, Javascript frameworks, jQuery,… Bên cạnh đó là những kỹ năng về ngoại ngữ, kỹ năng phân tích thông tin, kỹ năng giải quyết vấn đề, teamwork với bộ phận back-end,…

Kỹ sư kiểm định/kiểm soát chất lượng (QA/QC Engineer)

Kiểm định chất lượng (Quality Assurance – QA) là một hoạt động quản lý chủ động được sử dụng nhằm đảm bảo chất lượng cho một sản phẩm công nghệ thông tin. QA bao gồm mọi tiêu chuẩn kỹ thuật, hoạt động vận hành được dùng để hoàn thành các yêu cầu chất lượng được chấp thuận bởi khách hàng hay các bên liên quan trước khi dự án bắt đầu. Kiểm soát chất lượng (Quality Control – QC) là công việc kiểm tra hoạt động xuất ra để đạt mức chất lượng mục tiêu ấn định, quy trình phù hợp với dự án và được tiến hành một cách đúng đắn, bên cạnh đó là test code để đảm bảo giải pháp đáp ứng những yêu cầu đã thoả thuận.

Nhà khoa học dữ liệu (Data scientist)

Đây là một nhánh mới của công việc chuyên gia phân tích dữ liệu. Gọi là “nhà khoa học” nhưng họ không phải làm việc trong phòng thí nghiệm. Công việc của họ là đào sâu và khai thác “mỏ” dữ liệu khổng lồ, hỗn độn thông qua công đoạn phân tích, xử lý và tạo ra giá trị từ dữ liệu thành các insight. Đây là ngành mới rất hấp dẫn và thu hút nhân lực, nhưng lại không phải là ngành nghề đơn giản để ai cũng có thể làm được. Bản chất của ngành này là sự kết hợp giữa kinh tế và khoa học, nhân lực làm trong ngành cần có sự nhạy bén và khả năng nắm bắt tốt.

Kỹ sư cầu nối (Bridge System Engineer – BrSE)

Kỹ sư cầu nối (Bridge System Engineer) là người quản lý dự án hoặc quản lý phát triển, công việc chủ yếu tập trung vào sự tương tác giữa khách hàng với đội ngũ kỹ thuật, họ là những người chịu trách nhiệm truyền đạt yêu cầu và dung hòa cách làm việc giữa các quốc gia có văn hóa khác nhau. Đây là công việc đặc trưng chỉ có các công ty thuê ngoài (outsourcing) mới có, và phải tùy vào tính chất của dự án để tham gia vào những giai đoạn khác nhau của sản phẩm.

Chuyên viên phát triển ứng dụng (App developer)

Công việc chính của một App developer là chuyển các yêu cầu phần mềm thành ngôn ngữ lập trình từ đó có thể làm việc được để duy trì và phát triển các chương trình sử dụng trong doanh nghiệp. Đa phần chuyên môn của các chuyên viên App developer là tập trung vào một lĩnh vực cụ thể như ứng dụng điện thoại, phần mềm tính toán hay phần mềm đồ họa, phần mềm tiện ích văn phòng. Các ứng dụng có thể được viết cho một hệ điều hành cụ thể như Windows, Android, IOS,… hay cho nhiều nền tảng khác trên thiết bị điện thoại, máy tính.

Lập trình game (Game developer)

Công việc của một người làm Lập trình game là tham gia vào quá trình sáng tạo, sản xuất game trên các nền tảng máy chơi game, máy tính cá nhân, điện thoại di động, máy tính bảng và các thiết bị cầm tay khác hoặc các trò chơi online, trò chơi được cài đặt trong các máy ở trung tâm thương mại. Việc sản xuất game phải trải qua rất nhiều công đoạn từ lên ý tưởng, sáng tạo cách chơi, thiết kế giao diện đến tạo hình nhân vật, đồ vật, tạo hiệu ứng âm thanh, chuyển biến ngôn ngữ, kiểm thử,… Vì vậy, để có một sản phẩm game thành công thì cần tới rất nhiều thời gian và một đội sản xuất giỏi.
Với cơ hội việc làm hấp dẫn như vậy, chắc chắn sẽ có rất nhiều bạn trẻ muốn theo đuổi ngành CNTT, nhưng câu hỏi lớn đặt ra là liệu bạn phù hợp với lĩnh vực nào của CNTT và học ở đâu để hiệu quả nhất?

theo đuổi ngành CNTT cùng Bkapgroup

Theo đuổi cơ hội việc làm ngành CNTT cùng BKAPGROUP

BKAPGROUP – một trong những đơn vị đi đầu trong việc ứng dụng hệ sinh thái giáo dục 4.0, giúp người học bắt kịp với xu hướng phát triển của công nghệ toàn cầu. Chuỗi giá trị BKAP đã và đang được kỳ vọng đem đến cho xã hội những giá trị thiết thực và ý nghĩa hơn trong việc nâng cao chất lượng nhân sự IT Việt Nam.

  • BKAP APTECH: Chương trình đào tạo CNTT chuẩn Ấn Độ với các khóa đào tạo về Lập trình viên quốc tế, Quản trị mạng và Thiết kế đồ hoạ
  • BTEC BKAP: Dự án Cao đẳng nghề Quốc tế với các khoá học về Công nghệ thông tin, Thiết kế đồ hoạ và Quản trị kinh doanh quốc tế

Bên cạnh đó là các chương trình đào tạo công nghệ dành riêng cho từng đối tượng, từng độ tuổi như:

  • BKAP EDU: Dự án đào tạo Công nghệ ngắn hạn cho sinh viên và người đi làm
  • BKAPUNI: Dự án trường trong trường, đào tạo theo dự án và cung cấp chứng chỉ công nghệ thông tin cho đội ngũ cán bộ giảng viên, giáo viên, người đi làm,…
  • BKAPNEXT: Đào tạo phát triển toàn diện Công nghệ thông tin – Tư duy – Tiếng Anh dành cho học sinh từ trong lứa tuổi Mẫu giáo đến THPT.
  • IT – COACH: Dự án “Đào tạo giảng viên IT nhí”, hướng tới đào tạo toàn diện kỹ năng, nghề nghiệp cho các đối tượng muốn trở thành người giảng dạy IT cho trẻ em.

Cơ hội việc làm ngành công nghệ thông tin tại Việt Nam thực sự đang mở rộng. Nếu các bạn có đam mê và muốn theo đuổi ngành này, hãy nỗ lực và quyết tâm. Hãy luôn đổi mới bản thân, cập nhật những kiến thức nền tảng về ngành học mà mình đã lựa chọn. Từ đó bạn sẽ luôn có cái nhìn đúng đắn và tích cực về ngành nghề của mình, hãy tự mình nắm lấy chìa khóa thành công, mở ra cánh cửa cơ hội!

BKAPGROUP, Đào tạo công dân số – Kiến tạo xã hội công nghệ.

Diễm Hương (TH)

Các tin liên quan