Ngành công nghệ thông tin có dễ xin việc không? Ra trường làm gì?
12/01/2023Trong thời đại 4.0, tất cả các ngành nghề, lĩnh vực đều tiến tới chuyển đổi số và dù ở lĩnh vực nào thì công nghệ thông tin (CNTT) cũng đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Cơn sốt ngành CNTT đang bùng nổ ở hầu khắp các quốc gia trên thế giới. Xu hướng theo học ngành này cũng tăng vọt trong những năm trở lại đây. Điều gì thôi thúc các bạn trẻ theo đuổi và ngành công nghệ thông tin có dễ xin việc không? Cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Ngành công nghệ thông tin có dễ xin việc không?
Trong kỷ nguyên số, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ đã len lỏi vào từng ngóc ngách của đời sống con người. Tại Việt Nam, mọi lĩnh vực từ sản xuất giáo dục, kỹ thuật, kinh doanh, y tế, giải trí,… đều đang cần tới sự hỗ trợ các thiết bị công nghệ, đặc biệt là CNTT. Theo Báo cáo về thị trường IT Việt Nam 2022, nước ta đang cần tới 530.000 nhân lực trong ngành CNTT, trong khi đó số lượng lập trình viên hiện tại mới chỉ đáp ứng được khoảng 480.000 nhân lực.
Xu hướng mở rộng hoạt động kinh doanh của các công ty nước ngoài vào thị trường Việt Nam đã tạo ra nhiều cơ hội phát triển nhưng đổi lại chất lượng nhân sự trong nhóm ngành công nghệ cần phải được nâng cao hơn. Theo đuổi ngành CNTT, bạn sẽ có cơ hội được chào đón bởi các công ty, doanh nghiệp và các tập đoàn công nghệ lớn.
Cơ hội việc làm đồng nghĩa với việc nhân sự phải đáp ứng được các điều kiện từ năng lực chuyên môn, trình độ ngoại ngữ đến các kỹ năng như kỹ năng làm việc nhóm, giao tiếp, tư duy,… Là dân IT, bạn cũng cần có tính kiên nhẫn, cẩn trọng, ham học hỏi, tìm tòi; phải dành rất nhiều thời gian, chất xám, cũng như công sức để theo đuổi CNTT.
Ngành công nghệ thông tin có dễ xin việc không? Làm IT vừa khó lại vừa dễ. Nếu bạn dũng cảm vượt qua tất cả những khó khăn, quyết tâm theo đuổi, “trái ngọt” sẽ sớm đến với bạn. Xin việc sẽ không còn là nỗi lo nếu bạn có đủ chuyên môn và kỹ năng. Trước tình trạng thiếu hụt nguồn nhân lực CNTT đang diễn ra tại Việt Nam cũng như trên toàn thế giới, các lập trình viên, kỹ sư công nghệ,… đang dần trở thành những nhân sự được săn đón nhất trong tất cả các ngành nghề hiện nay. Một công việc ổn định với mức thu nhập khủng và một điều kiện làm việc vô cùng ưu đãi, tuyệt vời. Liệu bạn có đang ấp ủ và đam mê với lĩnh vực nào của CNTT?
Học công nghệ thông tin ra trường làm gì? Lương bao nhiêu?
Học công nghệ thông tin ra trường bạn làm gì?
– Lập trình viên
Đây là vị trí công việc được nhiều bạn trẻ lựa chọn sau khi tốt nghiệp ngành CNTT. Công việc chính của một lập trình viên là thiết lập và xử lý các vấn đề liên quan đến hệ thống máy tính, mạng hoặc phần mềm máy tính. Bên cạnh đó, các lập trình viên còn đảm nhận một số công việc liên quan đến bảo trì, kiểm thử hoặc nâng cấp hệ thống. Sau tốt nghiệp bạn có thể làm việc tại các công ty, doanh nghiệp chuyên về lập trình, thiết kế phần mềm hay các công ty cung ứng giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp,…
– Kỹ sư phần mềm
Khoa học công nghệ ngày càng phát triển, mạng Internet càng mở rộng, vai trò của các kỹ sư phần mềm ngày càng trở nên quan trọng. Mỗi doanh nghiệp đều cần cho mình một kỹ sư phần mềm để cập nhật, quản lý và nâng cấp hệ thống của họ. Đây cũng là công việc mang đến nhiều cơ hội phát triển cho các bạn học viên, sinh viên mới ra trường.
– Quản trị cơ sở dữ liệu
Các vấn đề liên quan đến cơ sở dữ liệu đều được doanh nghiệp chú ý và thực hiện lưu trữ trên hệ thống máy tính. Muốn đảm bảo việc quản lý cơ sở dữ liệu thì cần có nhân lực giỏi chuyên môn. Đây cũng chính là một vị trí công việc thú vị dành cho sinh viên, học viên CNTT sau khi tốt nghiệp, mới ra trường.
– Chuyên viên phân tích thiết kế hệ thống
Công việc của một chuyên viên ngành phân tích và thiết kế hệ thống là phân tích, triển khai các hệ thống phần mềm cho doanh nghiệp, hợp tác cùng với những bộ phận liên quan để xây dựng, quản lý hệ thống, phát triển thương hiệu của doanh nghiệp. Mới ra trường, bạn có thể bắt đầu từ các vị trí với công việc đơn giản và dần phát triển lên khi bạn có chuyên môn và kỹ năng hơn.
– Chuyên gia bảo mật
Vấn đề bảo mật an toàn thông tin, dữ liệu là điều mà mọi tổ chức, công ty, doanh nghiệp luôn đề cao. Đặc biệt trong tình trạng hàng loạt các nền tảng công nghệ số đang bị đe dọa tấn công. Nếu bạn có đầy đủ chuyên môn và sở hữu một kỹ năng vững vàng trong lĩnh vực này thì bạn hoàn toàn có thể trở thành một chuyên gia bảo mật với mức lương cực cao.
– Thiết kế và phát triển website
Ngày nay hầu như tất cả các doanh nghiệp đều sử dụng website để quảng bá và mang thương hiệu, dịch vụ của mình đến gần hơn với khách hàng. Điều này đã mang đến cơ hội cho học viên, sinh viên ngành CNTT, nếu bạn đang phân vân không biết học CNTT ra làm gì thì có thể tham khảo thêm cả ngành nghề này.
– Thiết kế game
Nếu bạn có đam mê với game và có mong muốn được tự mình tạo ra nhiều phiên bản game hấp dẫn thì đây chính là vị trí cực kỳ phù hợp dành cho bạn. Thiết kế game là công việc vô cùng thú vị, thêm vào đó nền công nghiệp game ngày càng bùng nổ và đã mở ra một thị trường việc làm hấp dẫn, mang về nguồn lợi nhuận vô cùng lớn. Đây có lẽ là lựa chọn lý tưởng nhất dành cho giới trẻ hiện nay. Thay vì chơi game, bạn có thể tự tạo ra trò chơi của riêng mình.
– Nghề quản trị mạng
Doanh nghiệp muốn phát triển ổn định và theo quy trình rõ ràng thì việc đảm bảo hệ thống mạng của doanh nghiệp một cách an toàn, hiệu quả và chính xác là điều quan trọng nhất. Chính vì thế mà vị trí này luôn có được vị thế ưu tiên trong các doanh nghiệp.
Lương ngành CNTT có đáng mơ ước?
Mức lương nhân sự chủ chốt ngành CNTT có thể dao động từ 30-90 triệu đồng, riêng lương kỹ sư mới ra trường ở lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI) đã có mức lương khởi điểm từ 1.000 đến 2.000 USD/tháng. Sở dĩ mức lương của nhóm ngành này cao hơn hẳn so với các ngành nghề khác là do ảnh hưởng từ quá trình chuyển đổi số trên toàn cầu, tất cả các lĩnh vực đều “khát” nhân lực chất lượng cao của ngành CNTT.
Theo ước tính của Báo cáo thị trường IT Việt Nam 2021, trong 5 năm đầu tiên sau khi ra trường, mức lương của lập trình viên sẽ dao động trong mức 342$/tháng (fresher) đến trên dưới 1.161$/tháng với vị trí Senior. Từ sau 5 năm, mức lương sẽ phụ thuộc vào vị trí và chức vụ mà bạn đảm nhận ở công ty.
CNTT có rất nhiều lĩnh vực và nhiều vị trí công việc để các bạn học viên, sinh viên có thể lựa chọn theo đuổi sau khi tốt nghiệp. Và đương nhiên, mức thu nhập của các vị trí thuộc ngành này vẫn đang là con số đáng mơ ước so với rất nhiều ngành nghề khác hiện nay.
Học công nghệ thông tin tại BKAP và cơ hội việc làm trong tương lai
Cơ hội việc làm hấp dẫn và mức lương khủng, chắc chắn sẽ có rất nhiều bạn trẻ mong muốn theo đuổi ngành CNTT. Với sứ mệnh “Đào tạo công dân số – Kiến tạo xã hội công nghệ”, BKAPGROUP tiên phong đi đầu trong việc ứng dụng hệ sinh thái giáo dục 4.0 vào đào tạo CNTT cho nhiều thế hệ học viên. Chúng tôi kỳ vọng đem tới cho xã hội những giá trị thiết thực và ý nghĩa hơn trong việc nâng cao chất lượng nhân sự CNTT của Việt Nam.
Vững niềm tin, chắc tay chèo, đội ngũ chuyên môn đảm bảo rằng các thế hệ học viên – BKAPer sẽ được đào tạo và phát triển trong điều kiện tốt nhất, công nghệ và tân tiến nhất. Không chỉ là các bạn học sinh mà sinh viên, người đi làm và các em nhỏ từ mầm non đến THPT đều có thể tiếp cận với các khoá đào tạo công nghệ của BKAP.
– BKAP APTECH: Là chương trình đào tạo CNTT chuẩn Ấn Độ với các ngành học Quản trị mạng, Lập trình viên quốc tế, Thiết kế đồ hoạ
– BTEC BKAP: Chương trình Cao đẳng nghề Quốc tế với các khoá học về Công nghệ thông tin, Thiết kế đồ hoạ, Quản trị kinh doanh quốc tế
– BKAPEDU: Dự án đào tạo Công nghệ thông tin ngắn hạn cho sinh viên và người đi làm với các chuyên ngành về Lập trình, Quản trị mạng và Bảo mật quốc tế
– BKAPUNI: Dự án trường trong trường, đào tạo theo dự án, nhằm cung cấp chứng chỉ CNTT cho đội ngũ cán bộ giảng viên, giáo viên, người đi làm,…
– BKAPNEXT: Chương trình đào tạo và phát triển toàn diện từ Công nghệ thông tin – Tư duy – Tiếng Anh cho các bạn nhỏ từ mầm non đến THPT.
– IT – COACH: Chương trình đào tạo giảng viên CNTT bài bản, toàn diện về cả kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ và kỹ năng mềm.
Nếu bạn thật sự đam mê và muốn theo đuổi ngành CNTT, hãy trau dồi thêm vốn kiến thức và học hỏi thêm nhiều kỹ năng. Đừng quá lo lắng về việc ngành công nghệ thông tin có dễ xin việc không. Nếu bạn đủ quyết tâm và rèn luyện, cơ hội sẽ luôn đón chào bạn.
Diễm Hương (TH)